Bản vẽ kỹ thuật là gì? Cách phân loại bản vẽ kỹ thuật cơ khí hiện nay
- Danh mục: Thư viện mẫu
Thuật ngữ bản vẽ kỹ thuật được dùng trong nhiều ngành nghề, nhất là ngành xây dưng kiến trúc và cơ khí. Nhờ có bản vẽ kỹ thuật mà việc gia công sản xuất được thuận lợi hơn. Có thể nói bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chính trong sản xuất, các kỹ sư công nhân, nhà kỹ thuật chỉ cần nhìn vào bản vẽ là có thể biết được chi tiết công việc mình làm là gì mà không cần giải thích thêm. Vậy cụ thể bản vẽ kỹ thuật là gì? Có đặc điểm như thế nào? Hãy cũng inbienquangcao.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bản vẽ kỹ thuật là gì?
Bản vẽ kỹ thuật là một tài liệu thường được dùng trong ngành xây dựng, kiến trúc và cơ khí, ở trên đó trình bày đầy đủ thông tin của sản phẩm, công trình dưới dạng hình vẽ kí hiệu, các thông số này cũng được trình bày theo một quy tắc thống nhất và 1 tỉ lệ nhất định diễn tả chính xác hình dạng kết cấu của sản phẩm, là tài liệu cần thiết thường đi kèm với sản phẩm dùng để trao đổi và sử dụng. Bản vẽ kỹ thuật nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất (iso) nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn… của vật thể.
Giới thiệu chung về bản vẽ kỹ thuật
Có thể nói bản vẽ kỹ thuật là một tác phẩm của ngành kỹ thuật, là ngôn ngữ để các kỹ sư cơ khí thể hiện, mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật,…của các vật thể, chi tiết, cần thi công và gia công, là phương tiện giao tiếp (thiết kế, thi công, sử dụng sản phẩm) trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt..), các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật….mà chỉ cần nhìn vào đó các kỹ sư có thể độc lập triển khai thi công
Xem ngay: cách đọc bản vẽ cơ khí chuẩn nhất
Trước đây khi công nghệ chưa phát triển thì Bản vẽ kỹ thuật truyền thống thường được vẽ bằng tay, tuy nhiên việc làm thủ công này rất mất thời gian, và lãng phí nguyên liệu giấy do phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần mới được bản vẽ như ý. Sau đó khi công nghệ máy tính ra đời, các phần mềm vẽ cũng bắt đầu manh nha xuất hiện, các loại bản vẽ được biểu diễn dạng 2D và thực hiện trên các phần mềm máy tính cho tốc độ triển khai nhanh hơn, chính xác hơn. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời các bản vẽ ở dạng 3D có khả năng mô tả vật thể trực quan hơn. Với bản vẽ này, người xem có thể nhìn thấy sản phẩm, mô hình một cách trực quan nhất.
Bản vẽ kỹ thuật được phân loại như thế nào?
Như chúng ta đã biết để chế tạo ra một chiếc máy hay một công trình xây dựng, kiến trúc thì có rất nhiều các chi tiết khác nhau. Từ các thông tin cụ thể này mà chúng ta phân thành các loại bản vẽ kỹ thuật như sau:
1/ Bản vẽ kỹ thuật chi tiết ( part drawing)
Đây là bản vẽ của từng chi tiết một, ví dụ như trong tổng thể một sản ohaamr cơ khí thì bản vẽ này vẽ một chi tiết riêng của một chiếc ốc vít chằng hạn. Bản vẽ chi tiết thường đi kèm với một bản vẽ tổng thể nào đó để giúp người đọc hình dung ra chi tiết đó để sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo. Ngoài ra để việc gia công được chính xác thì bản vẽ chi tiết có những yêu cầu riêng về công nghệ sẵn sàng đem gia công thành chi tiết thật.
2/ Bản vẽ kỹ thuật lắp ráp (assembly drawing)
Còn có tên gọi khác là bản vẽ kết cấu (Structure Drawing) loại bản vẽ này bao gồm các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của nhóm bộ phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Trong hoạt động sản xuất, gia công thì bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu đòng vai trò quan trọng trong thiết kế, chế tạo và sử dụng. Nhờ có bản vẽ này mà các kỹ sư có thể lắp ráp các chi tiết bộ phận lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh
3/ Bản vẽ kỹ thuật tháo rời (explosive drawing)
Bản vẽ tháo rời thường được trình bày dưới dạng không gian 3 chiều. Vì thế việc độc bản vẽ cũng đơn giản hơn, những người không có chuyên môn sâu cũng có thể hiểu được. Vì thế bản vẽ này còn được coi tài liệu kỹ thuật dành cho giải thích, quảng cáo, vì thế nó thường vẽ kiểu không gian ba chiều với các chi tiết đã tháo rời và đang ở đúng vị trí sẵn sàng lắp ráp, rất dễ hình dung
4/ Bản vẽ kỹ thuật sơ đồ (schema)
Loại bản vẽ này thường dùng trong ngành cơ khí tha, được thể hiện bởi những ký hiệu đơn giản quy ước nhằm thể hiện nguyên lý hoạt động như sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ mạch điện động lực và điều khiển động cơ, sơ đồ giải thuật của chương trình tin học, điều khiển PLC….
Quay trở lại với câu hỏi Bản vẽ kỹ thuật là gì? có đặc điểm gì và được phân loại như thế nào? inbienquangcao.vn tin rằng, sau khi đọc xong bài viết thì bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi đúng không nào? Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả và nhiều niềm vui